DEPARTMENT OF DEVELOPMENT DAY

Vài năm trở lại đây, khi cầu hàng hóa tại các nước phát triển tăng mạnh, nghề “xách hộ”, thậm chí còn trở thành một công việc chính thức của nhiều người.

Một tuần trước, Gulliver đi California. Anh được miễn phí một gói hành lý ký gửi nhưng thời tiết ở nam California vào cuối tháng 8 không cần phải mang quá nhiều đồ như vậy. Ở cái thời mà hành lý được tính phí theo kg, bỏ thừa khoang hành lý như vậy thật lãng phí.

Đứng trước thực tế này, Grabr – một startup có trụ sở tại San Francisco đã được ra đời. Mới đây, công ty này vừa kêu gọi được 3,5 triệu USD từ một quỹ đầu tư chính phủ Nga. Ứng dụng này hiện đang có 50.000 tài khoản sử dụng. Theo đó, nếu bạn thừa cân hành lý, Grabr sẽ giúp bạn tìm một người nào đó cần mang giúp đồ tại thành phố bạn đến, sau đó họ sẽ trả phí cho bạn. Vài năm trở lại đây, khi cầu hàng hóa tại các nước phát triển tăng mạnh, nghề “xách hộ”, thậm chí còn trở thành một công việc chính thức của nhiều người.

Ví dụ, nếu xách hộ một chiếc đồng hồ Citizen đến thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể kiếm được 5 USD/chiếc, hay Franz ở Munich không thích chất lượng café ở đây, anh sẽ trả 15 USD cho ai đó xách hộ một hộp Blue Bottle từ San Francisco đến Munich. Ahmed đang rất cần một chiếc Macbook Pro tại Cairo vì anh có thể kiếm được một khoản hời, anh sẽ đồng ý trả 100 USD/chiếc cho phí xách hộ.

Tuy nhiên, Grabr cũng phải đối mặt với rủi ro phạm pháp. Về cơ bản, hoạt động kinh doanh này hoàn toàn không vi phạm luật pháp nước Mỹ. Người dân có quyền di chuyển khi mang đồ, tài sản sở hữu bởi người khác. Tuy nhiên, nếu tài sản đó vi phạm pháp luật, người mang hộ cũng có thể bị xử phạt, thậm chí đi tù. Giải pháp của Grabr đó là, phía này thuê một đơn vị chuyên đóng gói để giám sát hàng hóa vận chuyển và là bên trung gian thanh toán cho người mang hộ và khách hàng.

Một đối thủ của Grabr là Airmule. Đều là hai ứng dụng cung cấp dịch vụ “xách hộ”, nhưng hai hãng này lại có cách tiếp cận khác nhau. Trong khi Grabr đặt trách nhiệm tìm nguồn hàng cho người mang hộ thì Airmule tập trung vào việc vận chuyển, hướng đến phân khúc khách hàng thường xuyên cần xách hộ từ một vài địa điểm cố định. Hàng hóa sẽ được đem đến tận tay cho người mang hộ. Bên cạnh đó, khác với Grabr, giữa hai bên sẽ tự quyết định chi phí còn Airmule quy định một mức giá cụ thể. Ví dụ, người mang hộ sẽ nhận được 40 USD cho hàng hóa lên đến 2,3 kg.

Giống như Airbnb hay Uber, sự xuất hiện của Grabr và Airmule hay nói rộng hơn là mô hình kinh tế chia sẻ thực sự là giải pháp hiệu quả cho các vấn đề như tiêu dùng quá mức, phân phối tài nguyên không hiệu quả và ô nhiễm môi trường.

Theo Trí thức trẻ/The Economist

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *